Điều Gì Làm Nên Một Tập Thể Kiên Cường?

27/05/2021

4 đặc điểm quan trọng làm nên một tập thể “không dễ khuất phục” trước thử thách:


Thông qua nghiên cứu và kinh nghiệm huấn luyện nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu, các chuyên gia từ Lee Hecht Harrison - tổ chức hàng đầu thế giới về các giải pháp nguồn nhân lực và Ferrazzi Greenlight – công ty tư vấn và đào tạo đã xác định được bốn đặc điểm quan trọng làm nên một tập thể kiên cường bao gồm: Thẳng Thắn, Tháo Vát, Thấu Hiểu và Khiêm Tốn.

 
Thẳng thắn:  Một tập thể kiên cường sẽ cùng chia sẻ sự thật để xác định và giải quyết những thách thức mà họ phải đối mặt.

Tháo vát: Một tập thể kiên cường là khi tập thể đó có những thành viên có tinh thần mạnh mẽ, nhanh chóng phục hồi sau thất bại và luôn sẵn sàng chào đón những thử thách mới. Họ dành năng lượng của mình cho các giải pháp và tập trung vào kết quả bất kể các điều kiện bên ngoài.

Thấu hiểu và đồng cảm: Một tập thể “không khuất phục” trước thách thức là những cá nhân quan tâm thực sự đến nhau. Tập thể có nhanh chóng phục hồi trước khó khăn hay không phụ thuộc vào những cá nhân trong đội ngũ có cam kết hợp tác nhóm hay chỉ chăm chăm tìm kiếm sự công nhận hoặc thành công cho riêng mình.


Khiêm tốn: Một tập thể chỉ được coi là “kiên cường” khi họ sẵn sàng thừa nhận một vấn đề trở nên khó giải quyết và yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác trong nhóm hoặc trong tổ chức. Họ không giấu giếm thách thức của mình mà sẽ tìm kiếm đến đội, nhóm để cùng đối mặt với thách thức và tìm ra lời giải pháp.


Điều gì sẽ giúp các thành viên trong tổ chức kiên cường hơn khi đối diện với khó khăn:

1. Thay đổi cách nhìn nhận các khó khăn
Khó khăn là cơ hội sẽ giúp chúng ta nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và thúc đẩy chúng ta vượt qua các giới hạn của chính mình để nhanh chóng tìm ra giải pháp đối phó với tình hình hiện tại. 

2. Kế hoạch hành động: 
Kế hoạch hành động phải được đưa ra ngay khi đã nhìn nhận rõ sức nặng của tình hình hiện tại mà chúng ta đang phải đối mặt. Ngay lập tức, xem xét những bước chúng ta có thể thực hiện và nắm quyền kiểm soát tình hình. Hãy bình tĩnh và đưa ra các kế hoạch hành động, cân nhắc các kịch bản và thay đổi khi tình hình thay đổi.

3. Chấp nhận thay đổi là một phần của cuộc sống
Một điều quan trọng để khi đối phó với khủng hoảng là chấp nhận thay đổi. Những người bản lĩnh nhất chính là những người có khả năng thích ứng nhanh nhất với tình hình. Họ tập trung vào việc chuẩn bị cho những thay đổi và học cách linh hoạt và thích nghi với những thay đổi của thị trường. 

4. Thoát khỏi vùng an toàn
Nếu chúng ta càng ở trong vùng an toàn lâu, chúng ta càng có ít cơ hội để phát triển. 
“Hãy thử dù có thất bại, nhưng đừng thất bại vì chưa bao giờ thử" ―John Quincy Adams.

Quyết định có thể đúng hoặc chưa đúng, nhưng ngay lập tức chúng ta sẽ học được bài học và thay đổi cách làm của mình. Làm không được thì làm lại. Làm chưa tốt thì tìm cách làm tốt hơn. Thất bại không đại diện cho giá trị của cá nhân hay tổ chức nào nếu họ luôn đổi mới tư duy và cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình và phá vỡ những rào cản trong suy nghĩ.

5. Tin tưởng Người Dẫn Đầu 
Trong mọi tình huống, Tin Tưởng Người Dẫn Đầu của chúng ta là một yếu tố quan trọng nhất.
Một đội ngũ cùng chung tiếng nói và đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh tuyệt vời giúp doanh nghiệp vượt lên mọi khó khăn và thử thách. 

*Nguồn: bluec.vn/hbr.org