GIÁ TRỊ CỦA TƯ DUY CẦU TIẾN VÀ CÁC BƯỚC GIÚP PHÁT TRIỂN

28/04/2021

Tiến sĩ Carol S. Dweck, giáo sư tâm lý học tại đại học Stanford - người tiên phong trong các nghiên cứu về tư duy bảo thủ và tư duy cầu tiến đã chứng minh rằng trong việc dự đoán thành công, không quan trọng là người đó có năng khiếu hay không. Điều quan trọng nhất chính là niềm tin của người đó về việc họ có thể thành công và chiếm được ưu thế.  
 
Lợi ích của một tư duy cầu tiến

Những người có tư duy cầu tiến có nhiều khả năng đón nhận những thách thức, phản hồi và học hỏi từ những thất bại và sai lầm hơn là chỉ chăm chăm vào chúng. Những người có tư duy cầu tiến sẽ thích học hỏi những điều mới. Do đó, họ sẽ chấp nhận các thử thách, kiên trì và được thúc đẩy để đạt được mục tiêu của mình. Điều này có thể giúp họ trở nên sáng tạo hơn vì họ kiên trì theo đuổi các giải pháp hơn những người khác. 
Tập trung vào việc hoàn thiện bản thân hơn là bảo vệ bản thân, những người có tư duy cầu tiến sẽ không cảm thấy bị đe dọa bởi hiểu biết và thành công của người khác. Thay vào đó, họ cảm thấy khâm phục, học hỏi và tìm thấy cảm hứng từ thành công của những người khác. 
 
Các bước thiết thực để bạn phát triển tư duy cầu tiến:


1. Đầu tiên, bạn phải tin rằng bạn có thể làm được

Sử dụng một câu thần chú hàng ngày hoặc một châm ngôn tương tự để luôn tự nhắc nhở mình điều này. Thuyết phục bản thân rằng bạn có khả năng thực hiện tất cả những thay đổi mà bạn cần. Có thể sẽ mất một số công việc để thấm nhuần điều này, nhưng bằng cách nhắc nhở bản thân về thành quả cuối cùng - phát triển và thành tựu - bạn có thể làm được.

 

2. Tránh đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác về những thiếu sót của bạn.

Bạn nhận ra mình phải có trách nhiệm với tương lai của chính mình và tận dụng tối đa khả năng và tài năng thiên bẩm của mình. Vì vậy, khi bạn thấy  bản thân đang đổ lỗi cho điều gì đó hoặc ai đó vào lần tới, hãy lùi lại một bước, hoàn thành trách nhiệm của mình, rút ra các bài học và tiếp tục bước tới. 


3.  Không ngừng học hỏi và nâng cao những trải nghiệm: Có quá nhiều điều vượt xa hiểu biết của bạn khiến bạn cảm thấy kinh ngạc.  Hãy quen với cảm giác này. Nếu bạn đang không biết về điều gì, đó không phải là lí do để bạn cảm thấy sợ hãi hay xấu hổ, mà đó vì sự phấn khích. Hãy tìm hiểu điều này bằng cách đặt câu hỏi và tìm kiếm thêm thông tin về nó. 
 
4. Cho phép bản thân thất bại. Mặc dù điều này có thể gây khó chịu nhưng thử nghiệm và thất bại là điều cần thiết, thậm chí là nhiều lần. Mọi thất bại đều là một bước đệm trên con đường dẫn đến thành công của bạn. 
 
5. Rời khỏi vùng an toàn của bạn. Đối với nhiều người trong chúng ta, vùng an toàn là nơi nương tựa, là chốn đi về an toàn tránh xa các thử thách. Tuy nhiên, “tránh xa thử thách” cũng có nghĩa là “tránh xa sự phát triển”. Hãy thúc đẩy bản thân của bạn để phát triển hơn nữa.
 
6. Hãy tự tưởng thưởng cho bản thân với kết quả đạt được. Chắc chắn, kết quả thường được quan tâm nhất, nhưng đừng quên tự tưởng thưởng cho những nỗ lực của bạn. Tự khen thưởng bản thân vì một nỗ lực dũng cảm có thể giúp bạn duy trì động lực tích cực lâu dài. Khi mọi việc trở nên khó khăn, việc tưởng thưởng cho bản thân có ý nghĩa rất quan trọng. 
 
7. Hãy cảnh giác với lòng đố kỵ của bản thân. Khi đối mặt với thành công của người khác, hãy nghĩ “Tôi sẽ dùng thành công của họ làm hình mẫu cho những gì mà tôi muốn đạt được,” thay vì , “Tôi ước mình đạt được những gì họ đang có”. Hãy sử dụng sự ngưỡng mộ như một công cụ định hướng trên con đường thành công của bạn. 
 
8. Cuối cùng, đừng để bản ngã của bạn xen vào giữa bạn và những thay đổi có thể khiến bạn hạnh phúc và thành công hơn. Một tư duy cầu tiến sẽ thúc đẩy bạn dấn thân vào những lĩnh vực mà bạn cảm thấy ít thoải mái hơn, ít chắc chắn hơn và sợ hãi hơn. Nếu bạn muốn tỏa sáng và nổi trội, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để thử thách bản ngã của mình, hạn chế những niềm tin và những giới hạn giả định.
 
*Nguồn: forbes.com