Ngày nay, ngành công nghiệp năng lượng gió đang tăng tốc, mang lại tỷ lệ phát triển điện năng tăng dần qua từng năm. Thực tế, tổng công suất của tất cả các tuabin gió được lắp đặt trên toàn thế giới vào cuối năm 2018 đã đạt 597 Gigawatt, theo thống kê của Hiệp hội Năng lượng gió Thế giới (WWEA) đã đủ để đáp ứng gần 6% nhu cầu điện toàn cầu.
Các trang trại gió có thể dựa trên bờ (trên đất liền) hoặc ngoài khơi (biển hoặc nước ngọt). Vậy thì sự khác nhau giữa điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi như thế nào? Hãy cùng Vietranstimex tìm hiểu nhé.
• Điện gió trên bờ (Onshore): Là các tua bin được đặt trên đất liền và sử dụng gió để tạo ra điện.
• Điện gió ngoài khơi (Offshore): Là khi gió trên mặt nước mở (thường là đại dương) được sử dụng để tạo ra điện.
Sự Khác Nhau Giữa Điện Gió Trên Bờ Và Ngoài Khơi:
Đặc Điểm Của Điện Gió Trên Bờ (Onshore):
- Các trang trại gió trên bờ thường nằm ở những khu vực có giá trị bảo tồn hoặc môi trường sống thấp, khu vực ít dân cư.
- Cơ sở hạ tầng cần thiết để truyền tải điện từ các tua bin trên bờ ít hơn đáng kể so với ngoài khơi do có ít sự sụt giảm điện áp giữa tuabin gió và người tiêu dùng.
- Tua bin gió trên bờ có thể triển khai rất nhanh với chi phí ít tốn kém hơn các trang trại gió ngoài khơi.
- Ít bị hao mòn (độ ẩm có sẵn trong khu vực lắp đặt tua bin gió trên bờ có độ xói mòn rất thấp), chi phí bảo trì cũng thấp hơn so với các trang trại gió ngoài khơi.
- Tốc độ gió trên bờ không thể dự đoán được như tốc độ gió ngoài khơi. Tương tự, hướng gió trên bờ thay đổi thường xuyên hơn. Vì các tua bin được tối ưu hóa ở một tốc độ cụ thể, điều này có thể hạn chế hiệu quả của các tua bin gió.
Đặc Điểm Của Điện Gió Ngoài Khơi (Offshore)
- Các trang trại gió ngoài khơi được xây dựng trong các vùng nước nơi có tốc độ gió cao hơn.
- Tốc độ gió ngoài khơi có xu hướng nhanh và tạo ra nhiều năng lượng hơn.
- Tốc độ và hướng gió ngoài khơi cũng ổn định hơn trong bờ.
- Tua bin gió ngoài khơi có thể được xây dựng lớn hơn và cao hơn nhiều so với các tua bin gió trong bờ.
- Do các cấu trúc lớn hơn và hậu cần phức tạp của việc lắp đặt, các trang trại gió ngoài khơi rất tốn vốn và xây dựng tốn kém hơn đáng kể so với các trang trại gió trên bờ. (Thông thường, các tua bin ngoài khơi có giá cao hơn 20%, các tháp và móng có giá cao hơn 2,5 lần so với một dự án có kích thước tương tự trên bờ. Chi phí cho các cơ sở ngoài khơi, xây dựng, lắp đặt và kết nối mạng lưới cũng cao hơn đáng kể so với trên bờ).
- Khi cơ sở được xây dựng, chi phí vận hành và bảo trì cũng cao hơn nhiều đối với các cơ sở ngoài khơi.
- Các trang trại gió ngoài khơi có xu hướng ít ảnh hưởng (tiếng ồn, che cảnh quan) đến con người.
- Các trang trại gió ngoài khơi có lợi cho hệ sinh thái biển.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch.
Vietranstimex với năng lực dẫn đầu về vận chuyển, xếp dỡ và lắp đặt hàng siêu trường siêu trọng và hàng dự án tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á, Top 50 công ty vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng hàng đầu thế giới (IC50). Vietranstimex là đối tác đáng tin cậy các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hàng nặng, đặc biệt là vận chuyển dự án Điện gió
* Nguồn: khangducconst.com